Đau khớp: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
Đau khớp là một vấn đề phổ biến, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và bất kì ai cũng có thể gặp phải. Khi khớp bị đau mỏi không rõ nguyên nhân và kéo dài, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra kỹ lưỡng vì nguy cơ mắc các bệnh xương khớp mạn tính như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp cùng nhiều vấn đề về sức khỏe khác là rất cao.
Đau khớp là gì?
Đau khớp là khái niệm đề cập đến sự khó chịu và đau nhức ở bất kỳ khớp nào của cơ thể, Tình trạng này xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do chấn thương và các bệnh liên quan đến xương khớp.
Cơn đau ở khớp biến mất sau vài ngày hoặc vài tuần gọi là đau khớp cấp tính, còn khi chúng kéo dài từ một tháng đến vài tháng thì đã chuyển sang trạng thái mạn tính. Trước đây, khớp bị đau được cho là vấn đề của riêng người lớn tuổi. Tuy nhiên, với xu hướng trẻ hóa các bệnh về khớp như hiện nay, thanh thiếu niên cũng không tránh khỏi nguy cơ bị đau nhức ở các khớp.
Một số nguyên nhân gây đau khớp phổ biến
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một dạng viêm khớp do bệnh tự miễn, khởi phát đầu tiên ở nhóm khớp nhỏ của cơ thể như khớp ngón tay và ngón chân. Sau đó, các triệu chứng sẽ ảnh hưởng dần dần đến các vị trí khác, bao gồm: cổ tay, khuỷu tay, hông và cổ.
Đi kèm với cảm giác đau nhức, tại khớp bị viêm sẽ xuất hiện đồng thời các triệu chứng là cứng, nóng, đỏ và sưng. Đối với viêm khớp dạng thấp, mức độ căng cứng nghiêm trọng hơn rất nhiều so với các bệnh lý xương khớp khác, nhất là vào buổi sáng khi thức dậy.
Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là dạng bệnh khớp điển hình, xảy ra do sự suy giảm chất lượng của sụn và xương dưới sụn. Khác với viêm khớp dạng thấp, bệnh khớp này tác động trước tiên đến các khớp lớn như đầu gối, hông, cổ, thắt lưng rồi mới đến các khớp ngón tay, ngón chân.
Cơn đau của thoái hóa khớp dữ dội khi cử động và giảm nhẹ khi nghỉ ngơi. Vì vậy, người có khớp bị thoái hóa thường hạn chế phạm vi vận động.
Bệnh gout
Bệnh gout hay gút liên quan đến quá trình chuyển hóa chất, cụ thể ở đây là nồng độ axit uric trong máu tăng cao. Khi axit uric tích tụ quá nhiều sẽ hình thành các tinh thể urat ở một số vùng khớp nhất định, điển hình là ngón chân cái, mắt cá chân và đầu gối.
Đau do bệnh gút sẽ đi cùng với cảm giác nóng rát và biểu hiện sưng tấy và đỏ phần mềm xung quanh khớp. Mỗi lần bùng phát cơn đau gút có thể kéo dài từ 3 ngày đến 2 tuần.
Và 1 số nguyên nhân khác …..
Những yếu tố làm tăng nguy cơ đau khớp
Có thể do thời tiết ,tuổi tác ,và ít vận động ,làm việc sai tư thế ……
Những triệu chứng thường đi kèm với đau khớp
Khi khớp bị đau nhức kèm theo các triệu chứng dưới đây, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức:
Cứng khớp
Sưng khớp
Yếu và tê khớp
Hạn chế phạm vi cử động khớp
Cơ thể mệt mỏi
Sốt
Giảm cân mất kiểm soát
Đau khớp có nguy hiểm không?
Đau nhức làm giảm khả năng cử động của khớp, khiến nhịp độ sinh hoạt của bạn bị gián đoạn. Đáng nói hơn, cơn đau khớp kéo dài, cộng với các triệu chứng căng cứng, sưng tấy và khó cử động khớp chính là những triệu chứng đặc trưng của các bệnh khớp mạn tính đang từng ngày phá hủy cấu trúc khớp của bạn.
Những căn bệnh xương khớp như thoái hóa khớp hay viêm khớp dạng thấp nếu điều trị chậm trễ sẽ khiến khớp bị tổn thương nặng nề, không thể thực hiện trơn tru chức năng vận động. Nhiều trường hợp do phát hiện muộn hoặc điều trị sai cách, bệnh biến chứng dẫn đến biến dạng khớp, thậm chí mất hoàn toàn khả năng cử động. Lúc này người bệnh không thể tự chủ cuộc sống của bản thân mà phải phụ thuộc vào sự giúp đỡ của những người xung quanh.
Đó là chưa kể, nguyên nhân đau khớp còn là các bệnh toàn thân khác (không loại trừ nguy cơ ung thư). Vì ẩn chứa những mối nguy hiểm khôn lường như thế, bạn không nên chủ quan khi phát hiện khớp (ở mọi vị trí) có biểu hiện đau nhức.
Các vị trí khớp thường bị đau nhất
Đau cột sống,khớp gối,khớp bàn tay và chân,cổ chân.
Nguyên nhân gây đau khớp:
Bạn cảm thấy đau cụ thể ở vị trí nào?
Khi nào cơn đau khớp trở nên dữ dội hơn?
Điều gì làm trầm trọng hoặc cải thiện cơn đau khớp của bạn?
Cơn đau thường xảy ra thời điểm nào trong ngày?
Gia đình bạn có người bị bệnh khớp mãn tính không?
Bạn có gặp chấn thương hay vừa trải qua một ca phẫu thuật gần đây?
Cơ thể có cảm thấy mệt mỏi, sụt cân hay sốt không?
Sau khi đã thu thập đầy đủ thông tin tiền sử bệnh, bác sĩ tiến hành đánh giá chức năng khớp bằng các bài kiểm tra thể chất sau:
Dùng tay trực tiếp ấn vào vị trí khớp bị đau hoặc sử dụng dụng cụ gõ vào chỗ đau.
- Xoay, uốn cong hoặc co duỗi khớp.
Xét nghiệm dịch khớp,Xét nghiệm công thức máu……
Cách trị đau khớp hiệu quả và khoa học:
Dùng thuốc giảm đau
Đối với cơn đau khớp từ vừa đến nặng kèm theo sưng, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) . Khi sử dụng loại thuốc này, người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng và cách dùng mà bác sĩ hướng dẫn để tránh tác dụng phụ như đau dạ dày, trữ nước gây phù nề, tổn thương gan và thận.
Tiêm giảm đau
Đối với những trường hợp không thấy được hiệu quả từ việc uống thuốc, bác sĩ có thể tiêm thuốc thuốc giảm đau trực tiếp vào khớp. Nhưng cũng như thuốc uống, tiêm giảm đau chỉ giúp xoa dịu cơn đau tạm thời và cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ đối với cơ thể.
Vật lý trị liệu
Mục đích tập vật lý trị liệu cùng chuyên gia là để tăng cường sức mạnh các cơ xung quanh khớp, ổn định khớp và cải thiện phạm vi chuyển động của khớp. Các chuyên gia sẽ đưa ra các bài tập và kỹ thuật trị liệu thích hợp với tình trạng của mỗi người để đạt được kết quả giảm đau, tăng cường chức năng khớp tốt nhất.
Những lưu ý để phòng ngừa những cơn đau khớp
Khớp bị đau nhức có thể do nguyên nhân chủ quan và cũng có thể do nguyên nhân khách quan, thế nên muốn phòng tránh hay ngăn chặn hoàn toàn là điều rất khó. Nói như vậy không có nghĩa chúng ta phó mặc, chờ cơn đau tìm đến hủy hoại khớp.
Có một số thói quen lành mạnh mà nếu bạn thực hiện sẽ giúp giảm nguy cơ phát triển cơn đau ở khớp hiệu quả, bao gồm:
Bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho khớp
Khớp khỏe mạnh, hoạt động trơn tru là yếu tố cốt lõi giúp giảm nhẹ nguy cơ đau nhức và các bệnh xương khớp mạn tính. Và cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu chính là điều kiện để duy trì khớp chắc khỏe dài lâu. Nguồn dinh dưỡng cho khớp có thể đến từ chế độ ăn uống khoa học hoặc từ các sản phẩm chăm sóc sức khỏe xương khớp chuyên biệt được chuyên gia khuyên dùng như Jex thế hệ mới.
Thăm khám định kỳ
Cơn đau khớp của bạn có thể tiến triển từ bất kỳ nguyên nhân nào nên việc thăm khám định kỳ sẽ giúp bác sĩ kịp thời phát hiện nguồn gốc gây đau. Từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp, kiểm soát cơn đau và làm chậm diễn tiến của các bệnh lý xương khớp.
Luyện tập thể dục thể thao
Tập thể dục giúp giảm bớt căng thẳng và tăng cường sức mạnh cho các bó cơ xung quanh khớp. Điều này góp phần ổn định và bảo vệ khớp, giảm nhẹ đau nhức và tổn thương xương khớp.
Kiểm soát cân nặng
Thừa cân hoặc béo phì gia tăng áp lực lên các khớp khiến chúng dễ bị đau mỏi và hư tổn. (Nếu bạn thừa 4.54kg thì trọng lực đè lên đầu gối khi thực hiện mỗi bước đi sẽ tương đương từ 13.62 kg đến 27.24 kg). Vì thế, tất cả chúng ta nên kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý bằng chế độ ăn uống và tập thể dục khoa học để giảm bớt nguy cơ đau khớp.
Hạn chế tối đa căng thẳng lên khớp
Những thói quen tưởng nhỏ nhặt như ngồi khom lưng hoặc gập gối khi làm việc, thường xuyên khuân vác đồ nặng, đứng liên tục nhiều giờ… lại chính là tác nhân gây đau khớp do căng thẳng quá mức. Ngay từ bây giờ, bạn hãy chú ý tạo tư thế vận động đúng và thay đổi một số thói quen chưa tốt để giảm rủi ro đau khớp tối đa.
Và bảo vệ sương khớp bằng phương pháp tây y ,đông y điều giúp cải thiện tốt tình trạng xương khớp.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SÀI GÒN BÀU BÀNG
Đường : NC ,Lai Uyên-Bàu Bàng,Bình Dương (hướng ra cổng khu công nghiệp Bàu Bàng).
Hotline : 02749999115