Sau hành trình vượt cạn, cách chăm sóc bà bầu sau sinh là điều sản phụ và người thân cần biết để chăm sóc mẹ một cách tốt nhất. Bởi lúc này cơ thể mẹ gần như đã kiệt sức cùng những vấn đề về sức khỏe trong giai đoạn hậu sản. Vậy thì cha mẹ đừng bỏ qua những kinh nghiệm dưới đây để mẹ khỏe, bé ngoan nhé!
Kinh nghiệm chăm sóc bà bầu sau sinh
Sau khi từ bệnh viện về nhà, mẹ vẫn cần có sự chăm sóc cẩn thận để tránh nhiễm trùng xảy ra. Cụ thể như sau:
Theo dõi dấu hiệu sinh tồn (mạch, huyết áp, nhiệt độ).
Khi chăm sóc bà bầu sau sinh, ngoài việc vệ sinh cá nhân hay dinh dưỡng, điều thường bị nhiều gia đình bỏ qua là theo dõi dấu hiệu sinh tồn của mẹ. Cụ thể là mạch đập, huyết áp và nhiệt độ. Nếu không thể tự theo dõi, mẹ có thể nhờ bác sĩ riêng hoặc sử dụng những dịch vụ chăm sóc sản phụ tại nhà để có thể khắc phục những vấn đề về sức khỏe sau sinh kịp thời.
Theo dõi co hồi tử cung và sản dịch
Sản dịch thường kéo dài khoảng 7 ngày, thường có màu như kinh nguyệt, mùi tanh nồng rồi chuyển sang hồng nhạt. Sản dịch sẽ hết hẳn sau 4 tuần. Nếu mẹ lo lắng không biết sau sinh bao lâu thì có kinh trở lại thì câu trả lời cho mẹ là sau khi hết sản dịch. Tức mẹ có thể có kinh trở lại như thường kỳ sau 4 tuần. Mẹ cần lưu ý biện pháp tránh thai vì rất dễ có thai sau sinh.
Nếu tử cung co thắt gây đau thì có thể chườm đá hoặc dùng thuốc giảm đau.
Chăm sóc và vệ sinh tầng sinh môn
Đây là điều rất quan trọng trong cách chăm sóc mẹ sau sinh thường. Vệ sinh vùng kín mỗi ngày bằng nước đun sôi để nguội 3 lần/ngày, nhất là sau đại, tiểu tiện. Khi rửa cần nhẹ nhàng theo hướng trước ra sau, không thụt sâu vào trong, rồi lau khô, thay băng vệ sinh. Băng vệ sinh cần được thay thường xuyên.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng túi đá lạnh để áp vào vùng tầng sinh môn để giảm sưng, giảm đau. Nếu phù nề, máu tụ thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể cắt chỉ. Vết rạch thường rất đau nên nhiều mẹ luôn muốn biết vết rách tầng sinh môn bao lâu sẽ lành lại. Mẹ hãy yên tâm vì thường vết khâu tầng sinh môn sẽ lành sau một tuần và mẹ có thể đi lại như bình thường.
Quần áo phải rộng rãi, thoáng mát, nếu dùng nịt vú thì phải nới rộng. Nếu mẹ sinh vào mùa hè thì nên mặc áo thấm mồ hôi. Quần lót phải được thay, giặt mỗi ngày và phơi dưới ánh nắng to hoặc ủi sạch.
Theo dõi đại, tiểu tiện
Sự ảnh hưởng của bài niệu oxytocin làm bàng quang rất nhanh đầy. Thậm chí trống bàng quang cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi thuốc mê – tê khi sinh do cắt, rạch hoặc tụ máu ở tầng sinh môn. Điều này khiến mẹ rất dễ bí tiểu sau sinh hoặc tăng trương lực ở bàng quang.
Trường hợp bí tiểu thường dễ xảy ra nếu mẹ chuyển dạ lâu hoặc sinh có can thiệp. Nếu mẹ bí tiểu lâu, ít đau thì có thể đi lại nhiều, xoa nắn vùng bàng quang, không thông tiểu khi không cần thiết để tránh nhiễm trùng.
Nếu mẹ bị táo bón sau sinh hãy ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước, xoa nắn bụng và cố gắng vận động nhẹ nhàng sớm. Nếu sau 3 ngày vẫn chưa thể đại tiện thì phải thụt tháo phân.
Một trường hợp cũng rất dễ gặp bệnh trĩ sau sinh. Nguyên nhân là do mẹ rặn lâu, táo bón hoặc ứ trệ tuần hoàn trong những tháng cuối thai kỳ. Nếu bị trĩ, có thể mẹ cần điều trị chống viêm, giảm đau, vệ sinh tại chỗ để sau mỗi lần vệ sinh sẽ đẩy búi trĩ lên, chống táo bón.
Chăm sóc vú
Một vấn đề quan trọng trong quá trình chăm sóc bà bầu sau sinh là việc động viên mẹ cho con bú. Mẹ cần biết được tầm quan trọng của việc cho con bú như tránh đầu vú tụt, tắc tia sữa,… Để có đủ sữa cho con, mẹ cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi điều độ. Mẹ nên tập cho con bú theo cữ, và bắt đầu ngay sau sinh.
Tùy điều kiện của mẹ mà có thể cho con bú sữa cho tới khi bé 1 – 2 tuổi. Nếu trong thời gian cho con bú mẹ phải dùng thuốc điều trị bệnh thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Một số loại thuốc có thể qua đường sữa mẹ tới con, gây ảnh hưởng không tốt cho trẻ.
Trước khi cho bé bú, mẹ cần lau sạch vú. Mẹ nên cho bé bú hết sữa trong vú. Nếu không hết thì phải vắt ra để vú tiếp tục sản xuất sữa. Một vấn đề quan trọng không kém là cho bé ngậm vú đúng cách. Cách ngậm đúng như sau:
- Miệng bé há, cằm chạm vào bầu vú mẹ.
- Môi dưới đưa ra ngoài.
- Núm vú mẹ không che mũi bé làm bé ngạt.
- Bé bú nghe tiếng nuốt.
- Sau khi bú bé vui vẻ, thỏa mãn.
- Mẹ không cảm thấy đau vú.
- Đặc biệt không được cho bé nằm khi bú mẹ dễ bị sặc sữa.
Việc tắm gội
Rất nhiều mẹ thắc mắc sau sinh có cần kiêng tắm trong tháng đầu tiên? Nhiều gia đình theo truyền thống vẫn kiêng tắm trong tháng đầu tiên. Tuy nhiên, sau sinh cơ thể mẹ tiết rất nhiều mồ hôi nên cần được tắm rửa sạch, nhất là vào mùa hè. Nếu để lâu không tắm, cơ thể nhiễm khuẩn, gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Tùy theo cơ địa của mẹ mà có thể tắm sau 1 hoặc 3 – 4 ngày sau sinh. Khi tắm, mẹ nên chú ý những điều sau:
- Tắm nhanh, không tắm bồn.
- Tắm ở nơi kín gió để tránh bị cảm lạnh.
- Dù mùa đông hay mùa hè cũng hãy tắm bằng nước ấm. Tắm xong phải lau người khô thật nhanh.
- Gội đầu: mẹ không cần kiêng gội đầu nhưng phải gội nhanh và sấy khô.
- Đánh răng: cũng có khá nhiều mẹ băn khoăn rằng sau sinh có được đánh răng không. Nếu không đánh răng thì là sai lầm hoàn toàn. Việc không đánh răng có thể biến khoang miệng của mẹ trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở, dẫn đến những vấn đề về răng miệng như răng yếu, tê buốt, viêm nướu,…
Trang phục mỗi ngày của mẹ nên dài tay vì sau sinh cơ thể mẹ rất dễ cảm lạnh. Một số mẹ thắc mắc rằng có được mặc áo cộc tay vào mùa nóng không. Thời tiết nắng nóng khiến mẹ khá khó chịu, mẹ có thể mặc áo cộc tay ở trong nhà để thoáng mát. Nên chọn đồ bộ có độ thấm hút mồ hôi tốt. Tuy nhiên sau sinh nếu đi ra ngoài mẹ nên mặc áo dài tay.
Vận động sớm
Nếu sản dịch ít hoặc không có thì mẹ nên vận động sớm. Tránh để sản dịch ứ, tử cung khó co hồi rất dễ gây nhiễm trùng huyết, đôi khi phải cắt bỏ tử cung để giải quyết. Ngoài ra, việc vận động sớm cũng giúp mẹ giảm táo bón cũng như những vấn đề về bằng quang, giảm thuyên tắc phổi, tắc tĩnh mạch.
Một câu hỏi mẹ thường đặt ra là sinh thường bao lâu thì đi lại được. Sau sinh thường, mẹ chỉ cần nằm bất động vài giờ là có thể đi lại bình thường. Đối với sinh mổ, mẹ nên nằm khoảng 24 giờ. Mẹ có thể nhờ người thân hoặc nhân viên y tế hỗ trợ. Ban đầu mẹ nên từ từ ngồi dậy, hít thở sâu, nhắm mắt rồi từ từ đưa chân xuống dưới đất trước khi đứng thẳng. Nếu chóng mặt thì mẹ cần nằm xuống để máu lưu thông lên não.
Chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh thường
- Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh, cần ăn đủ 4 nhóm chất: chất đạm, tinh bột – đường, chất béo, vitamin và khoáng chất trong thực đơn mỗi ngày.
- Những món ăn lợi sữa như cháo móng giò, gà tiềm thuốc bắc, cháo chân giò với đu đủ xanh, cháo chân dê,… là những món mẹ không nên bỏ qua nhưng không nên ăn liên tục sẽ dẫn đến tình trạng tăng cân khó kiểm soát.
- Những ngày mới sinh, mẹ không nên ăn thức ăn nhiều đạm, nhiều dầu mỡ.
- Uống đủ nước nhưng chỉ uống nước ấm để làm nguyên liệu sản xuất sữa.
- Pha bột ngũ cốc với sữa để giúp lợi sữa. Vì ngũ cốc nhiều vitamin.
- Ăn nhiều rau xanh để cơ thể nhanh phục hồi, ngăn ngừa táo bón, cải thiện chất lượng sữa.
- Kiêng trà, cà phê, nước ngọt,
Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh mổ
Sau sinh mổ, cơ bản chế độ dinh dưỡng của mẹ sẽ giống như sinh thường. Tuy nhiên, cách chăm sóc mẹ sau sinh mổ về mặt dinh dưỡng sẽ có những lưu ý sau:
- Kiêng đồ nếp, rau muống, thịt bò, thịt gà, cua biển, lòng trắng trứng. Những thực phẩm này sẽ cản trở quá trình lành sẹo.
- Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, nhất là khoai lang, đu đủ, chuối và nước uống để ngăn ngừa táo bón.
- Kiên trì với chế độ ăn uống khoa học vì sinh mổ thường sữa sẽ chậm về hơn do ảnh hưởng của kháng sinh.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ Hotline Phòng Khám Đa Khoa Sài Gòn Bàu Bàng 0274 9999 115 -0918 798 139 để được tư vấn và hỗ trợ 24/7 nhé!