Không ít phụ nữ mang thai thường xuyên bị ợ chua, ợ hơi gây mệt mỏi, khó chịu và ảnh hưởng đến dinh dưỡng thai kỳ. Trong bài viết này, Phòng Khám Đa Khóa Sài Gòn Bàu Bàng sẽ chia sẻ cùng mẹ kinh nghiệm trị ợ chua khi mang thai hiệu quả và an toàn.
Nguyên nhân bà bầu bị ợ chua khi mang thai
Ợ chua khi mang thai tháng đầu là triệu chứng thai nghén thường gặp, song nhiều mẹ vẫn bị ợ chua khi mang thai tháng cuối. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này?
Thai nhi phát triển lớn
Đây là nguyên nhân chủ yếu bởi vào những tháng cuối thai kỳ, kích thước thai và dịch ối tăng lên, không chỉ cơ thể mẹ thấy nặng nề mà dạ dày cũng bị chèn ép nhiều hơn. Điều này khiến thức ăn lẫn dịch vị dày thường bị đẩy lên cao hơn, dễ trào ngược qua cơ thắt tâm vị lên thực quản. Vì thế bà bầu bị ợ chua tháng cuối thường xuyên hơn.
Thay đổi nội tiết tố
Hoạt động của nội tiết tố thai kỳ có nhiều thay đổi, đặc biệt là lượng hormone Progesterone tăng mạnh để làm giãn tử cung cho thai phát triển. Song nó cũng ảnh hưởng khiến cơ vòng thực quản dễ giãn hơn. Làm cho acid dịch vị dạ dày bị trào ngược lên gây dấu hiệu ợ chua khi mang thai.
Tinh thần lo lắng, căng thẳng
Chắc chắn trong những ngày gần sinh, phụ nữ mang thai có nhiều điều lo lắng và căng thẳng về sức khỏe thai, về chăm sóc gia đình, bản thân, con cái. Yếu tố tinh thần này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động tiêu hóa, gây ra tình trạng khó tiêu, tăng tiết acid dạ dày gây ợ chua.
Nhìn chung hầu hết tình trạng ợ chua khi mang bầu do yếu tố sinh lý không quá nghiêm trọng. Tùy từng cơ địa mà mẹ bầu thích nghi nhanh hay chậm, gây ra triệu chứng tiêu hóa nặng hay nhẹ. Song hầu hết sẽ được khắc phục và không ảnh hưởng đến thai.
Dấu hiệu ợ chua khi mang thai cần đi khám bệnh viện ngay
Triệu chứng ợ chua trong thai kỳ gần giống với ợ chua, trào ngược acid dạ dày thực quản, đầy hơi, khó tiêu ở người bình thường. Song điểm khác là nó thường kéo dài hơn có thể suốt thai kỳ hoặc những tháng cuối thai kỳ.
Mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để kiểm tra tìm nguyên nhân cũng như cách điều trị khi triệu chứng kéo dài và nghiêm trọng như:
Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua
Đây là triệu chứng phổ biến nhất, xuất hiện thường xuyên nhất, nhất là khi mẹ bầu ăn quá no. Hoặc ăn nhiều thực phẩm khó tiêu hóa như đồ xào, chiên rán nhiều dầu mỡ. Nếu sau khi ăn mẹ đi nằm ngủ ngay, triệu chứng này cũng dễ xảy ra.
Đau ngực
Acid dạ dày khi trào ngược sẽ kích thích vào sợi thần kinh ở bề mặt niêm mạc thực quản, nằm ngay ngực nên gây ra cảm giác đau tức. Song đau tức ngực này có thể là dấu hiệu vấn đề tim mạch hoặc hô hấp. Mẹ bầu không nên chủ quan và cần theo dõi sát sao.
Nuốt khó
Ợ hơi, ợ nóng cùng với nuốt khó do tổn thương niêm mạc thực quản đều ảnh hưởng đến việc ăn uống và dinh dưỡng của mẹ bầu. Cần đi khám bởi có thể đã xảy ra tình trạng sưng đỏ, phù nề, thậm chí nhiễm trùng ở niêm mạc thực quản.
Khản giọng, ho nhiều
Đây là dấu hiệu khi dây thanh quản thường xuyên tiếp xúc với acid dạ dày dẫn đến tổn thương, sưng viêm và ảnh hưởng đến giọng nói. Tổn thương này cũng cần khám điều trị sớm, tránh biến chứng lâu dài.
Chán ăn, sụt cân nhanh
Những triệu chứng tiêu hóa trên đều ảnh hưởng đến cảm giác ăn uống, mẹ bầu ăn ít hơn, chán ăn. Từ đó dẫn đến thiếu máu, sụt cân nhanh. Cần điều trị sớm bởi dinh dưỡng thai kỳ rất quan trọng, mẹ ăn ít, thiếu dinh dưỡng, thiếu máu sẽ khiến thai chậm phát triển, tăng nguy cơ biến chứng sản khoa.
Không nên chủ quan bởi ợ chua trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai. Đi khám và khắc phục sớm giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, an tâm hơn.
Cách giảm ợ chua khi mang thai đơn giản
Triệu chứng ợ chua khi mang thai sẽ được cải thiện nhanh với thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh phù hợp với mẹ bầu như:
Ăn chậm, nhai kỹ
Thói quen ăn chậm, nhai kỹ này càng quan trọng với phụ nữ mang thai để giảm gánh nặng cho dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra, mẹ bầu nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày. Nhất là không ăn quá no, khiến thức ăn tồn trong dạ dày lâu, dễ gây trào ngược, ợ chua.
Hạn chế thực phẩm gây kích thích
Thực phẩm khó tiêu hóa như: bánh kem, hải sản, các loại thịt đỏ, trứng muối, đậu tương, đồ chiên rán, cay nóng,… đều khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, tiết nhiều acid dịch vị hơn để tiêu hóa. Vì thế chứng ợ chua, đầy hơi khi mang thai sẽ nghiêm trọng hơn.
Ăn nhiều thực phẩm dễ tiêu hóa
Thực phẩm tươi, nhiều dinh dưỡng và chế biến dạng lỏng, soup, xay nhuyễn sẽ dễ tiêu hóa, phù hợp hơn với mẹ bầu.
Để giảm chứng ợ chua khi mang thai, mẹ bầu nên ăn nhiều rau xanh. Nhất là các loại rau, củ, quả giàu vitamin C. Đồng thời bổ sung thêm sữa chua hàng tuần để hệ tiêu hóa khỏe hơn.
Xoa bụng, thư giãn sau khi ăn
Sau khi ăn, để tiêu hóa tốt hơn, giảm áp lực cho thai, mẹ có thể dùng bàn tay xoa nhẹ nhàng vùng bụng theo hướng từ trên xuống dưới, từ phải sang trái. Thức ăn sẽ di chuyển trong đường tiêu hóa tốt hơn, tránh tình trạng trào ngược dịch vị lên thực quản.
Nằm tư thế phù hợp
Kích thước thai lớn khiến mẹ bầu gặp không ít khó khăn khi đi lại cũng như lúc nằm ngủ. Để tránh tình trạng ợ chua do trào ngược acid, tư thế nằm nghiêng bên trái là thích hợp nhất.
Cách trị ợ chua khi mang thai bằng nguyên liệu trong nhà bếp
Nhiều mẹ bầu truyền tai nhau những cách đơn giản nhưng hiệu quả để trị ợ chua khi mang thai như:
Dùng gừng tươi
Gừng là vị thuốc nam thường dùng, có tính nóng, vị cay nồng rất tốt cho tiêu hóa. Đặc biệt gừng tươi sẽ làm giảm chứng ợ chua nhanh chóng. Song phụ nữ mang thai nên dùng vừa đủ gừng. Tốt nhất mỗi lần bị ợ chua lấy 1 nhánh nhỏ gừng non pha với nước nóng, thêm mật ong hoặc đường để uống. Không nên uống nhiều lần và liên tục trong nhiều ngày.
Dùng quả hạnh nhân
Hạnh nhân là loại hạt giàu dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Vậy nên ăn hạnh nhân thường xuyên hơn sẽ giúp cải thiện hiệu quả tình trạng ợ chua ở bà bầu.
Dùng nha đam
Ăn uống hay pha nước uống nha đam vừa tốt cho tiêu hóa, vừa giúp mẹ bầu làm đẹp da. Tuy nhiên không nên uống quá nhiều nước nha đam trong ngày, nên chia lượng nhỏ uống đều.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ Hotline Phòng Khám Đa Khoa Sài Gòn Bàu Bàng 0274 9999 115 -0918 798 139 để được tư vấn và hỗ trợ 24/7 nhé!