Những cách chữa trị bệnh phong thấp tại nhà hiệu quả nhất
Chúng ta thường nghĩ bệnh phong thấp là do cơ địa hay do khí hậu,thời tiết thay đổi mà thường chủ quan không chữa chị hoặc đến bác sĩ thăm khám hay được tư vấn đúng cách ,mách bạn một số mẹo sau đây tại nhà cùng tham khảo nhé:
1. Cách chữa bệnh phong thấp tại nhà bằng muối
Muối có khả năng kháng khuẩn, sát trùng rất tốt. Ngoài ra, loại gia vị này còn tác tác dụng làm khí huyết lưu thông, giúp toàn bộ các cơ quan trong cơ thể vận hành trơn tru, trong đó bao gồm cả hệ cơ xương khớp.
1: Lấy 1 chén muối đem rang lên cho nóng. Sau đó bọc vào một miếng vải và chườm ngay khu vực khớp bị ảnh hưởng bới bệnh phong thấp sẽ giúp giảm đau nhức nhanh chóng.
2: Chuẩn bị 1 chậu nước ấm khoảng 50 độ, thêm 2 thìa muối vào quậy tan. Ngâm chân vào nước muối mỗi tối trước khi đi ngủ có tác dụng kích thích các huyệt đạo ở lòng bàn chân, làm ấm cơ thể , tăng cường lưu thông máu đến khớp bị tổn thương và giúp người bệnh ngủ ngon hơn.
2. Mẹo trị bệnh phong thấp bằng các bài thuốc thảo dược
Dân gian có nhiều bài thuốc đơn giản từ thảo dược giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả. Bạn có thể áp dụng để làm giảm các triệu chứng bệnh phong thấp.
- Bài thuốc chữa phong thấp bằng gừng:
Từ lâu gừng đã nổi tiếng với tác dụng kháng viêm. Đồng thời nó cũng giúp giữ ấm các khớp, giảm đau nhức xương khớp khi trời lạnh.
Nguyên liệu này được sử dụng theo nhiều cách khác nhau để chữa viêm khớp như:
+ Lấy vài lát gừng tươi hãm với nước sôi uống thay trà hàng ngày
+ Dùng 1 củ gừng giã nát, đem nấu với 2 lít nước và một ít muối ngâm tay chân trước lúc đi ngủ
+ Ngâm gừng với rượu theo tỷ lệ 3kg gừng/ 2 lít rượu nếp. Sau khoảng 1 tháng lấy rượu ra xoa bóp vào khớp bị ảnh hưởng bởi phong thấp để giảm đau nhức. Áp dụng cách chữa bệnh phong thấp tại nhà bằng rượu gừng 2 lần một ngày.
3. Cách trị bệnh phong thấp tại nhà bằng liệu pháp nhiệt
Chườm nóng hay chườm lạnh là những phương pháp đơn giản được nhiều người thực hiện để đối phó với bệnh phong thấp. Cùng áp dụng liệu pháp nhiệt như chúng mang đến những tác dụng khác nhau.
- Chườm lạnh:
Nhiệt lạnh có tác dụng làm hạ thân nhiệt, giảm hiện tượng đau và sung huyết cục bộ tại khớp tổn thương. Bạn có thể áp dụng trong vòng 48 giờ kể từ khi khớp có biểu hiện sưng đau.
Bạn lấy một túi đá lạnh hoặc dùng khăn nhúng vào nước lạnh chườm lên vị trí bị đau. Để như vậy khoảng 20 phút cơn đau sẽ được xoa dịu.
- Chườm nóng:
Chườm nóng có tác dụng làm co giãn các gân cơ và dây chằng, làm tăng tuần hoàn máu đến khu vực khớp bị bệnh và giảm kích thích trên dây thần kinh, từ đó giúp người bị phong thấp bớt đau.|
Bạn có thể chườm nóng khô bằng cách dùng một chai nước nóng, túi đựng nước nóng, hay một cục gạch nướng áp vào khu vực tổn thương. Một cách khác đơn giản hơn là lấy khăn thấm nước nóng rồi chườm lên chỗ cần điều trị.
Cần lưu ý: nhiệt độ khi chườm nóng chỉ nên dao động từ 40 – 60 độ để tránh bị bỏng. Thời gian chườm trung bình kéo dài từ 20 – 30 phút. Lặp lại sau 3 giờ nếu khớp lên cơn đau.
4. Dạy bấm huyết chữa phong thấp
Day ấn huyệt là cách trị bệnh phong thấp tại nhà đang được ứng dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Liệu pháp này sử dụng lực của các ngón tay nhằm kích thích vào các huyệt đạo phản chiếu trên cơ thể và đả thông mạch máu.
Qua đó làm tăng tuần hoàn máu, giảm tình trạng co cứng khớp và giúp người bệnh bớt đau đớn.
Khi thực hiện, người bệnh ngồi trên ghế tựa hoặc nằm trên giường có nệm phẳng, không quá mềm. Sau đó dùng đầu ngón tay cái ấn vào huyệt liên quan đến khớp bị viêm với lực tăng dần.
Thao tác day bấm huyệt đòi hỏi phải có độ chính xác cao, nếu không sẽ chẳng mang lại hiệu quả, thậm chí còn gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, nếu không có kinh nghiệm, bạn nên nhờ sự giúp đỡ của Bác sĩ Đông y.